I. ĐIỀU KIỆN DỰ THI
1. Về văn bằng
Người dự thi cần thoả mãn một trong các điều kiện sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự thi.
b) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành đăng ký dự thi, đã hoàn thành chương trình học bổ sung kiến thức do Trường ĐHSP Hà Nội quy định (Xem quy định về việc bổ sung kiến thức trong mục: Đào tạo thạc sĩ/Văn bản - Quy định, trên website của Trường ĐHSP Hà Nội: http://hnue.edu.vn/ và http://sdh.hnue.edu.vn/).
2. Về thâm niên công tác và đối tượng dự thi chuyên ngành Quản lí giáo dục
a) Người dự thi có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Tâm lí học, Tâm lí học giáo dục, Giáo dục học được thi ngay.
b) Người dự thi có bằng tốt nghiệp đại học không thuộc mục 2.a phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực này, tại một trong các vị trí công tác sau: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các trường từ mầm non trở lên; Trưởng khoa, phó Trưởng khoa, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn trong các cơ sở giáo dục và đào tạo (trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường phổ thông, tiểu học, trung tâm dạy nghề, giáo dục thường xuyên…); lãnh đạo và chuyên viên làm công tác quản lý giáo dục của tổ chức chính trị, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Sở GD và ĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng/ ban đào tạo, giáo vụ của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hoặc cán bộ nguồn được quy hoạch ở các vị trí nói trên.
3. Chính sách ưu tiên
3.1. Đối tượng ưu tiên:
a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
c) Con liệt sĩ;
d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
e) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
f) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
3.2. Mức ưu tiên:
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng vào kết quả thi mười điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) và cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn cơ bản.
II. THỜI GIAN, HÌNH THỨC ĐÀO TẠO
- Thời gian: 02 năm (24 tháng).
2. Hình thức đào tạo: Chính quy.
III. CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO
Chỉ tiêu đào tạo từng chuyên ngành (Xem phụ lục 1 kèm theo).
IV. MÔN THI TUYỂN
1. Người dự tuyển, thi 3 môn (thi viết):
- Môn ngoại ngữ (theo dạng thức trắc nghiệm): thời gian thi 120 phút.
- Môn cơ bản: thời gian thi 180 phút.
- Môn cơ sở: thời gian thi 180 phút.
Danh mục các môn thi tuyển cho từng chuyên ngành (Xem phụ lục 2 kèm theo).
(Chương trình các môn thi tuyển đính kèm thông báo tuyển sinh đăng tải trên website của Trường ĐHSP Hà Nội)
2. Các trường hợp được miễn thi môn ngoại ngữ: Thực hiện theo Quyết định số 2760b/QĐ-ĐHSPHN, ngày 18/5/2017 của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, về việc Quy định trình độ ngoại ngữ đầu vào và đầu ra đào tạo Sau đại học (xem mục Đào tạo thạc sĩ/Văn bản – Quy định, trên website của Trường ĐHSP Hà Nội).
V. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI GỒM:
1. Đơn xin dự thi (theo mẫu).
2. Bản sao có công chứng: bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học.
3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của thủ trưởng cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (đối với người chưa có việc làm).
4. Công văn cử đi dự thi của thủ trưởng cơ quan quản lý đối với những người đang làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước.
5. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để học tập của một bệnh viện đa khoa.
6. Bản sao có công chứng các quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động để chứng nhận thời gian công tác.
7. Giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có).
8. 4 ảnh 4x6, mặt sau ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, chuyên ngành đăng ký dự thi.
9. Ba phong bì có dán tem (định mức tem từ 3000 đồng trở lên/phong bì) và ghi rõ địa chỉ cần gửi đến cho thí sinh.
VI. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
1. Hồ sơ bán tại phòng 105, Nhà Hành chính Hiệu bộ từ 27/5/2019 đến 5/7/2019 lệ phí: 50.000đ/hồ sơ.
2. Thí sinh có nhu cầu ôn tập hoặc thuộc diện phải học bổ sung kiến thức, đăng ký và nộp lệ phí tại Trường từ ngày 27/5/2019, kinh phí ôn tập: 3.000.000 đ/3 môn (Kinh phí đã nộp không trả lại). Bắt đầu ôn tập từ 08/7/2019. Thí sinh ghi thẻ ôn tập và đăng ký học bổ sung kiến thức tại phòng 105 – nhà Hành chính Hiệu bộ.
3. Thời gian nộp hồ sơ: trong giờ hành chính các ngày làm việc (không làm việc thứ 7, CN) từ 17/6/2019 đến hết ngày 5/7/2019 tại phòng 105, nhà Hành chính Hiệu bộ.
4. Mức thu phí:
- Đăng kí dự thi: 60.000 đ/thí sinh/hồ sơ
- Dự thi trình độ thạc sĩ: 360.000 đ/thí sinh
(Trường chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ các mục theo quy định. Hồ sơ đã nộp không trả lại).
Địa chỉ liên hệ: Phòng Sau đại học, Trường ĐHSP Hà Nội, Số 136 đường Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội; Điện thoại: 024.6296.2496 (Gọi trong giờ hành chính).
Trường ĐHSP Hà Nội kính nhờ Quý cơ quan thông báo rộng rãi “Thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ khóa 29” này đến cán bộ, công chức thuộc cơ quan mình.
Chúng tôi xin gửi tới Quý cơ quan lời cảm ơn và lời chào trân trọng !
PHỤ LỤC 2 DANH MỤC CÁC MÔN THI TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2019
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TT
|
Ngành
|
Môn thi
|
Cơ bản
|
Cơ sở
|
Ngoại ngữ
|
1.
|
Toán
|
Đại số
|
Giải tích
|
Ngoại ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung) theo dạng thức trắc nghiệm.
|
2.
|
Vật lí
|
Toán cho vật lí
|
Cơ sở vật lý
|
3.
|
Hoá học
|
Cơ sở lý thuyết hoá
|
Cơ sở hoá học vô cơ - hữu cơ
|
4.
|
Sinh học
|
Toán cao cấp và thống kê sinh học
|
Sinh học cơ sở
|
5.
|
Địa lí
|
Địa lí tự nhiên
|
Địa lí kinh tế - xã hội
|
6.
|
Sư phạm kỹ thuật
|
Kỹ thuật điện tử
|
Lí luận dạy học kĩ thuật
|
7.
|
Ngữ văn
|
Văn học Việt Nam
|
Tiếng Việt
|
8.
|
Lịch sử
|
Lịch sử thế giới
|
Lịch sử Việt Nam
|
9.
|
Tâm lý học
|
Triết học
|
Tâm lý học phát triển
|
10.
|
Tâm lý học (Tâm lý học trường học)
|
11.
|
Giáo dục học
|
Triết học
|
Tâm lý học đại cương
|
12.
|
Giáo dục học (Giáo dục đại học)
|
13.
|
GD và phát triển cộng đồng
|
Giáo dục học đại cương
|
Tâm lý học đại cương
|
14.
|
Giáo dục tiểu học
|
Giáo dục học tiểu học
|
PPDH Toán-Tiếng việt ở tiểu học
|
15.
|
Giáo dục mầm non
|
Triết học
|
Lý luận giáo dục mầm non
|
16.
|
Quản lý giáo dục
|
Cơ sở giáo dục học của quản lí giáo dục
|
Khoa học quản lí & QLGD đại cương
|
17.
|
LL và PPDH bộ môn Giáo dục chính trị
|
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
|
PPDH Giáo dục chính trị
|
18.
|
Triết học
|
Triết học
|
Lịch sử triết học
|
19.
|
Khoa học máy tính
|
Tin học cơ bản
|
Toán rời rạc
|
20.
|
Hệ thống thông tin
|
Toán rời rạc
|
21.
|
Lý luận và PPDH bộ môn Tin
|
Phương pháp GD tin
|
22.
|
Giáo dục thể chất
|
Tâm lý học thể chất
|
Lý luận và phương pháp GDTC
|
23.
|
Giáo dục đặc biệt
|
Giáo dục hòa nhập
|
Tâm lý học phát triển
|
24.
|
Việt Nam học
|
Văn học Việt Nam
|
Văn hóa Việt Nam
|
25.
|
Công tác xã hội
|
Hành vi con người và môi trường xã hội
|
Công tác xã hội tổng hợp
|
26.
|
LL và PPDH bộ môn Tiếng Anh
|
Phương pháp dạy học tiếng Anh
|
Kỹ năng thực hành tiếng Anh
|
27.
|
Lý luận và PPDH bộ môn Mĩ thuật
|
Hình họa
|
Kiến thức và phương pháp dạy học Mĩ thuật
|
* Lưu ý:
1. Thí sinh dự thi chuyên ngành LL và PPDH bộ môn tiếng Anh sẽ thi môn ngoại ngữ là một trong các thứ tiếng: Nga, Pháp, Trung
Các văn bản, biểu mẫu kèm theo và nội dung ôn tập vui lòng tải và xem tại các link dưới đây: